Tuesday, December 15, 2009

Bản Tuyên Ngôn Quốc Nhân Quyền

BẢN TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

- Xét rằng: Sự công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.

- Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cả mọi người được hưởng sự tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn lo sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.

- Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.

- Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.

- Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị con người, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.

- Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Xét rằng: Sự hiểu biết chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.

Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này. Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, trong các dân tộc của các nước thành viên, và ngay cả trong những người dân sống trên các phần đất thuộc quyền cai quản của các nước đó.

Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái.

Ðiều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.

Ðiều 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.

Ðiều 4: Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.

Ðiều 5: Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.

Ðiều 6: Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật.

Ðiều 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.

Ðiều 8: Mọi người đều có quyền được bảo vệ và bênh vực bởi các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.

Ðiều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.

Ðiều 10: Mọi người đều có bằng nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.

Ðiều 11:

1. khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.

2. Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.

Ðiều 12: Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.

Ðiều 13:

1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.

2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.

Ðiều 14:

1. Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.

2. Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm không có tính chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 15:

1. Mọi người đều có quyền có quốc tịch.

2. Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.

Ðiều 16:

1. Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.

2. Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự. (3) Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.

Ðiều 17:

1. Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.

2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.

Ðiều 18: Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay nơi chốn riêng, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.

Ðiều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới.

Ðiều 20:

1. Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa .

2. Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.

Ðiều 21:

1. Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách tự do.

2. Mọi người đều có quyền đón nhận những dịch vụ công cộng của quốc gia một cách bình đẳng.

3. Ý muốn của người dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự , bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương của bầu cử tự do.

Ðiều 22: Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.

Ðiều 23:

1. Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.

2. Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau cho cùng một công việc.

3. Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.

4. Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ðiều 24: Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả việc hạn chế hợp lý số giờ làm việc, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.

Ðiều 25:

1. Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.

2. Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc và trợ giúp đặc biệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng.

Ðiều 26:

1. Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.

2. Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.

3. Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.

Ðiều 27:

1. Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia xẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.

2. Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.

Ðiều 28: Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.

Ðiều 29:

1. Mọi người đều có bổn phận đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới có thể phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.

2. Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.

3. Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.

Ðiều 30: Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này được hiểu và hàm ý cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.

Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948.

---

Sunday, December 13, 2009

Đập tan các âm mưu man trá cuả Nghị Quyết 36 ba xạo cuả Việt gian Cộng sản

Đập tan các âm mưu man trá cuả Nghị Quyết 36 ba xạo cuả Việt gian Cộng sản

Trong lúc đồng bào Việt Nam vẫn tiếp tục vượt biên để thoát khỏi chế độ Việt gian Cộng sản dã man tàn bạo, buôn dân bán nước, rất hèn nhát với giặc Trung Cộng ở phương Bắc, nhưng chúng lại rất tàn ác với dân Việt ở Thế Kỷ 21 này, năm 2009 ngưởi Việt Nam trong nước vẫn tìm cách vượt thoát ra khỏi địa ngục cộng sản Việt Nam:

Nguời thanh niên tỉnh DakLak ngồi trước bếp lửa nói: „Em hận chế độ Cộng Sản này lắm, ở không được phải liều lĩnh bỏ xứ ra đi, em phải bán gia tài cuả mẹ cha, chỉ hy vọng có được cuộc sống bình an, em đã nhảy xe mỗi đêm mà không được, cứ đến Calais là phải quay đầu về rừng!“.

Trích:

http://www.take2tango.com/~/n3ws/di-duong-co-bo-mang-tu-phuong-8960.aspx

thì bè lũ Việt gian Cộng sản lại tổ chức thi Hoa Hậu tại Cộng Hoà Liên Bang (CHLB) Đức, ngõ hầu hy vọng thực hiện các âm mưu bịp bợm cuả cái gọi là „Nghị Quyết 36“ cuả Vẹm, trong khi người dân VN ở quê nhà vẫn tìm đủ mọi cách để đào tẩu khỏi chế độ Việt Cộng sắt máu.

Thi Hoa Hậu VN tại Đức với mục đích quảng bá tuyên truyền cho cái gọi là „Duyên Dáng VN“ cuả Việt Cộng là hành động phá hoại sự ổn định cuả Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia (NVQG) tại CHLB Đức chỉ công nhận lá Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ và vẫn cương quyết tiếp tục đấu tranh để giải thể chế độ phi nhân Việt gian Cộng sản phản dân hại nước.

Xin đồng bào NVQG tỵ nạn cộng sản tại CHLB Đức tích cực tẩy chay các buổi tổ chức „Thi Gái Đẹp“ cuả Việt Cộng tại Đức, triệt để giải thích cho con em cuả mình hiểu rõ về bộ mặt thật cuả phỉ quyền Việt Cộng và không để cho con em cuả mình tham dự các cuộc „Thi Hoa Hậu“ do bạo quyền Việt Cộng và tay sai đang tổ chức tại Đức quốc.

Lưu Vong Khách

TÀI LIỆU:

Cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam TẠI Châu Âu 2009


Với sự bảo trợ, giúp đỡ về tổ chức, tuyên truyền của Tổng lãnh Sự quán nước CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức, báo Tiền Phong; Chương trình đối ngoại của đài Truyền hình Việt Nam VTV 4; Công ty Tiền Phong và Công Ty Cổ Phần Biz Midia (hiện đang phối hợp cùng VTV 4 phụ trách chương trình Chào Việt Nam); Hội „Ngôi Nhà Của Chúng Ta“ tại vùng Nam Đức đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Người Việt tại Châu Âu – 2009 (HHNV-CÂ).

Trong các đêm thi sơ khảo và đêm chung kết đều có sự tham gia biểu diễn của Nhà Hát Tuổi Trẻ, với chương trình ca nhạc – hài kịch đặc sắc.

Mục đích:

1. Cuộc thi nhằm giới thiệu với thế giới những nét đẹp về văn hoá và con người Việt Nam.

2. Mở đầu cho những hoạt động trong „Năm Việt Nam ở Đức“ 2010, nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.

3. Làm tăng thêm tình đoàn kết của cộng đồng VIỆT NAM ở nước ngoài

Đối tượng và điều kiện dự thi:

Các nữ công dân có quốc tịch Việt Nam, các nữ công dân nước ngoài gốc Việt, đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

Độ tuổi từ 18 đến 27. Chưa lập gia đình. Chưa có con. Trình độ văn hóa: Tốp Nghiệp Phổ thông trung học (hoặc tương đương). Chiều cao từ 1m 60 trở lên. Không qua giải phẫu thẩm mỹ.

Riêng các nữ công dân nước ngoài gốc Việt, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên, phải có ông bà nội, ngoại, bố hoặc mẹ là người Việt Nam.

Ban Giám Khảo:

Ông Trần Đức An, Tổng giám đốc Công ty Tiền Phong,

Chị Bùi Thu Hồng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Biz-Media;

Á hậu Hoa Hậu Toàn Quốc 2008 Nguyễn Thuỳ Vân

Ông/ Bà… đại diện cho Tổng Lãnh Sự quán VIỆT NAM tại Frankfurt a. Main

Ông Nguyễn Anh Tú - Nghệ sĩ ưu tú, Đoàn trưởng đoàn kịch I của Nhà Hát Tuổi Trẻ.

Anh Phạm Lâm Thao, Trưởng ban tổ chức cuộc thi HHHVN-CÂ 2009

Hoa Hậu Du Lịch Nguyễn Kang Wun Chings (trong cuộc thi Hoa Hậu Thế Giới Người Việt Lần Thứ Nhất 2007)

Đăng ký dự thi:

Thí sinh đăng ký dự thi theo mẫu đơn của Ban tổ chức, hạn cuối đến ngày 31.12.2009 bằng thư hoặc email. Xin liên lạc ngay với Ban Tổ Chức để được hướng dẫn chi tiết.

Thí sinh gửi kèm theo đơn đăng ký dự thi ảnh chân dung, ảnh toàn thân. Ban tổ chức sẽ đưa lên trang web của cuộc thi để người xem bình chọn qua mạng.

Thời gian tổ chức cuộc thi:

- Vòng sơ khảo: Sẽ được tổ chức tại các nước châu Âu. Thời gian và địa điểm cụ thể sẽ do các BTC ở từng nước quyết định.

- Riêng ở Đức: sẽ tiến hành ở 3 nơi:

1. Ngày 19.12.2009 tại Turnhalle Bieber – Seligenstädter Straße 34 - 63073 Offenbach a. M.

2. Ngày 26.12.2009 tại Meistersingerhalle – Muenchener Str. 21 – 90478 Nürnberg.

3. Ngày 30.12.2009 tại Nhà Văn hoá Việt-Đức Leipzig; Zschortauerstr.1, 04129 Leipzig;

Chung kết: 20:00 giờ ngày 09.01.2010 tại hội trường Bürgerzentrum; Brucker Str. 2; 82216 Maisach – Gernlinden.

Trách nhiệm – Quyền lợi của thí sinh:

Đối với thí sinh tham gia vòng thi khu vực: Các thí sinh tự lo chi phí về trang phục, đi lại, ăn ở và chi phí tham dự cuộc thi sơ khảo tại các thành phố được chọn trong từng khu vực.

Đối với thí sinh được chọn tham dự vòng thi chung kết: Thí sinh được đài thọ ăn ở trong thời gian diễn ra vòng thi chung kết.

Các thí sinh có mặt vào lúc 10 giờ sáng ngày 08.01.2010 tại hội trường Bürgerzentrum với đầy đủ trang phục dự thi đã quy định, để rà soát lại toàn bộ thủ tục dự thi, tập luyện với sân khấu, chuẩn bị cho đêm thi chính thức vào ngày 09.01.2010.

Giải thưởng và danh hiệu cuộc thi

Hoa hậu: Vương miện, Vương trượng và 1000 Euro. Ngoài ra, còn có các giải thưởng dành cho Á hậu 1: 700 Euro, Á hậu 2: 500 Euro và các danh hiệu Hoa hậu Ảnh, Hoa hậu Du lịch, Hoa hậu Thân Thiện… : 300 Euro.

Chọn ra những thí sinh xuất sắc nhất về Việt Nam tham dự vòng chung kết Hoa Hậu Toàn Quốc 2010.

Sau cuộc thi, Ban tổ chức sẽ thành lập một đoàn người đẹp Việt Nam ở Châu Âu gồm các thí sinh đoạt giải thưởng về thăm Việt Nam, giao lưu với thanh niên, sinh viên trong nước và tham gia các hoạt động từ thiện do báo Tiền Phong tổ chức. Chi phí đi lại, ăn ở do Ban Tổ Chức chịu trách nhiệm.

Nội dung cuộc thi: Gồm 4 phần thi:

1. Thí sinh trong trang phục áo dài dân tộc Việt Nam

2. Thí sinh trong trang phục áo tắm (Bikini)

3. Thí sinh trong trang phục tự chọn

4. Thi ứng xử

Đại sứ quán xin thông tin và kính mời Quý đồng hương động viên các thí sinh tham dự cuộc thi và tới xem đêm vinh danh sắc đẹp Việt Nam .

Xin chân thành cảm ơn!

Địa chỉ liên lạc của Ban Tổ Chức cuộc thi HHVN – CÂ 2009

anh Phạm Lâm Thao, chị Mỹ Hạnh, Tal 1 - 80331 Muenchen

Tel. 089 36008847

Handy: 0160 96466380;

Email: hoahauvneu@yahoo.de

---